Thứ Sáu, ngày 19/06/2020 19:08 PM (GMT+7)
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 được thông qua chiều 19/6, Quốc hội đồng ý chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020.
Quốc hội đồng ý chưa thực hiện việc tăng lương
Về phát triển kinh tế- xã hội, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu để ra. Triển khai nhanh, có hiệu quả các gói kích thích phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; phát triển mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, đẩy mạnh du lịch nội địa, căn cứ tình hình và khả năng kiểm soát dịch bệnh để mở cửa du lịch nước ngoài, phát động các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao, tiềm lực mạnh; ưu tiên, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ số, vật liệu mới để tạo ra những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với thu chi ngân sách, Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các giải pháp chống thất thu, tiết giảm chi ngân sách nhà nước, cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế; kinh phí thực hiện năm Chủ tịch ASEAN, năm Chủ tịch AIPA và các hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.
Đặc biệt, Quốc hội cũng đồng ý chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020. Căn cứ tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở;
Trong lĩnh vực giáo dục, Quốc hội yêu cầu tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn sách giáo khoa phổ thông.
Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một bộ sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó. Bảo đảm giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân.
Nguồn: https://ift.tt/314lS4iNguồn: https://ift.tt/314lS4i
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 22/5, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân lý giải lý do vì sao Chính phủ đề...
0 nhận xét:
Post a Comment