Thứ Ba, ngày 05/05/2020 12:07 PM (GMT+7)
Theo "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030", khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định số 558/QĐ-TTg Phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030".
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. Đồng thời, giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao. Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế.
Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền. Trong đó, tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế; ban hành quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định 588 phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030. ẢNH TTXVN
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định không còn phù hợp với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đặc biệt là các quy định xử lý vi phạm chính sách dân số hiện hành.
Thay vào đó, đề xuất ban hành quy định về việc đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ 3 trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình,...
Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ 2 con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng.
Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần thực hiện ngay các nhiệm vụ là bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên.
Chính quyền địa phương cần hỗ trợ, khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi; không kết hôn muộn và sớm sinh con; phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi; phát triển các câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn.
Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình. Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình...
Hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình.
Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con như mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.
Nguồn: https://ift.tt/2SBhhl4...Nguồn: https://ift.tt/2Yy7gJh
Theo các chuyên gia, với mức sinh thấp ở mức nghiêm trọng như hiện nay, nếu TPHCM không có những biện pháp để can thiệp,...
0 nhận xét:
Post a Comment