Thứ Tư, ngày 06/05/2020 10:00 AM (GMT+7)
Số ca tử vong vì COVID-19 tại Anh vẫn tăng không ngừng khiến quốc gia này vượt qua Italia đứng số 1 châu Âu và đứng số 2 thế giới chỉ sau Mỹ.
Mời độc giả đón đọc bản tin tổng hợp về dịch bệnh COVID-19 vào lúc 10h và 20h hằng ngày, trên mục Tin tức trong ngày. |
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 10:43 06/05/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & WorldometersViệt Nam Thế giới Mỹ Ý Đức Anh
Ca nhiễm bệnh
Ca tử vong
Ca khỏi bệnh
STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh
+ Đến 9h30 sáng 6/5, Anh trở thành quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 lớn thứ hai thế giới với 29.427 người, chỉ sau Mỹ (72.271 người). Anh cũng vượt qua tất cả các quốc gia châu Âu như Italia, Tây Ban Nha, Pháp… đứng số 1 tại châu Âu về số ca tử vong.
Anh hiện là quốc gia châu Âu có số ca nhiễm COVID-19 mới ở mức cao, trung bình mỗi ngày có 3.000-4.000 ca nhiễm mới, chỉ sau Nga.
Chính phủ Anh từng đặt mục tiêu kiểm soát số ca tử vong vì COVID-19 ở mức 20.000, nhưng mục tiêu này đến nay đã thất bại. Nhiều người chỉ trích chính phủ Anh phản ứng chậm và không đồng nhất trong cách đối phó đại dịch.
Ở giai đoạn đầu, những tuyên bố gây hiểu nhầm của giới chức Anh khiến dư luận thế giới nghĩ rằng Anh muốn theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng. Chỉ khi số ca nhiễm COVID-19 không ngừng tăng, chính phủ Anh mới ra lệnh phong tỏa toàn quốc.
+ Tính đến 9h30 sáng 6/5, Việt Nam ghi nhận 271 ca nhiễm COVID-19, tức đã qua 20 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Trong đó, 232 người đã được công bố khỏi bệnh, chưa có trường hợp nào tử vong.
Theo Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, 39 bệnh nhân còn lại đang điều trị thì 12 ca đã âm tính lần 1, 9 ca âm tính lần 2 trở lên và chỉ còn 18 ca dương tính.
+ Đúng 0h ngày 6/5, thôn Hạ Lôi (huyện Mê Linh, Hà Nội) chính thức được dỡ lệnh phong tỏa sau 28 ngày cách ly. Người dân vô cùng phấn khởi vì đã được trở lại với cuộc sống thường ngày.
+ Theo Bộ Y tế, trong hai ngày 5 và 6/5, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, các cơ quan liên quan của Pháp tổ chức chuyến bay đưa khoảng 240 công dân Việt Nam về nước.
Ngay sau khi hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), các cơ quan chức năng đã kiểm tra y tế và đưa những người tham gia chuyến bay về cơ sở cách ly tập trung theo quy định.
+ Liên quan đến vụ gian lận mua máy xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, chiều 5/5, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, bước đầu xác định, các đối tượng cùng với các công ty đã cấu kết gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gọi thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm COVID -19 lên khoảng gấp 3 lần. Hiện nay các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội và cũng tự nguyện khắc phục hậu quả nộp lại khoản tiền đó.
+ Giáo sư Efren Lim tại Đại học Arizona (Mỹ) và nhóm nghiên cứu của ông đã sử dụng công nghệ phân tích đột biến của COVID-19 và phát hiện một trong tổng số 382 mẫu bệnh phẩm bị thiếu một đoạn mã di truyền. Điều này có thể khiến loại đột biến mới này của virus Corona giảm khả năng lây lan so với những đột biến còn lại.
+ Dịch COVID-19 là “lời cảnh tỉnh” đối với một số nước khi họ nhận ra đất nước của mình đã phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều đến mức nào, từ những vật tư y tế nhỏ nhưng thiết yếu như khẩu trang, thuốc men đến những khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD.
Từ Mỹ, Ấn Độ, châu Âu đến Úc, chính phủ nhiều nước đang cố gắng dựng rào cản để bảo vệ các doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực quan trọng không bị Trung Quốc thâu tóm với “giá bèo”.
+ Các bác sĩ phát hiện một số bệnh nhân nhiễm COVID-19 vẫn nói chuyện bình thường và không có dấu hiệu kiệt sức hay ốm yếu, nhưng nồng độ oxy trong máu của họ lại đủ thấp để gây bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong.
Hiện tượng kỳ lạ mới được phát hiện này được gọi với thuật ngữ "happy hypoxia” hoặc "silent". Nó làm dấy lên các câu hỏi về cách thức chính xác mà virus SARS-CoV-2 tấn công vào phổi và liệu có phác đồ hiệu quả nào để điều trị cho các bệnh nhân gặp hiện tượng này hay không.
+ Theo SCMP, EU và 27 nước thành viên đồng tài trợ cho dự thảo nghị quyết kêu gọi "đánh giá độc lập" về virus Corona gây dịch COVID-19, khi Hội đồng Y tế Thế giới nhóm họp vào ngày 18/5.
Các cuộc tham vấn giữa các thành viên của WHO về dự thảo nghị quyết của EU cho kết quả tích cực và sẽ tiếp tục trong tuần này ở Geneva, Thụy Sĩ.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh
Nguồn: https://ift.tt/2W80E2M...Nguồn: https://ift.tt/2Wp4naY
Bộ Y tế cho biết, 240 công dân Việt Nam về nước, chủ yếu là trẻ em dưới 18 tuổi (một số em dưới 14 tuổi), người...
0 nhận xét:
Post a Comment