latest Post

Bộ trưởng Nội vụ: 'Rất ít nơi đăng ký thi tuyển lãnh đạo'

Chủ trương thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng triển khai chậm trễ vì "rất ít bộ ngành, địa phương đăng ký".

Video: Trực tiếp phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân

Nội dung chất vấn gồm:

- Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã;

- Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển và đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ.

Trả lời chất vấn của đại biểu về thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp phòng, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói Bộ Nội vụ triển khai chủ trương này chậm vì Bộ yêu cầu các bộ ngành, địa phương đăng ký nhưng rất ít nơi hưởng ứng.

Đến nay Bộ Nội vụ chỉ nhận được đăng ký của 14 bộ và 22 địa phương, trong đó hai cơ quan tiên phong là Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ. "Tôi bị Trưởng ban Tổ chức Trung ương phê bình hai lần vì sự chậm trễ này", ông Tân nói.

Theo ông, sắp tới Bộ Nội vụ sẽ sơ kết thí điểm thi tuyển cán bộ cấp vụ, cấp phòng để tìm cơ chế nhân rộng. 

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Thường trực Uỷ ban Pháp luật nêu báo cáo của Bộ Nội vụ cho biết, cả nước chỉ có 0,63% công chức không hoàn thành nhiệm vụ.

"Con số 0,63% có phản ánh đúng tình hình thực thi công vụ hay không? Nếu không đúng, nguyên nhân nằm ở quy định không phù hợp hay do sự nể nang, dĩ hòa vi quý trong quá trình đánh giá", bà Thủy chất vấn.

Trả lời, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân dẫn báo cáo tổng hợp từ 40 tỉnh, thành và các bộ, ngành. Theo đó, tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 27,7%; hoàn thành tốt 67,3%; hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực hạn chế 6,3% và không hoàn thành 0,63%. Với viên chức cũng có tỷ lệ đánh giá tương tự.

Với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ, ông nhận xét "đánh giá này chưa chính xác". Theo ông, nguyên nhân do địa phương chưa xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện đánh giá mức độ hoàn thành công việc phân công cho cán bộ, công chức nên "đánh giá chung chung với nhau là chủ yếu, còn nể nang, cảm tính".

Ông thông tin, ở Bộ Nội vụ có kiểm tra, ghi chép công việc hàng tháng và công khai ai hoàn thành, ai chưa, lý do vì sao. Đây là căn cứ để đánh giá thi đua cuối năm. Nghĩa là giao việc thì phải đi kèm kiểm tra, giám sát. 

Dẫn ví dụ từ bản thân, Bộ trưởng Tân nói, "hơn 10 năm làm lãnh đạo từ cấp tỉnh trở lên tôi chưa có bản tự kiểm nào tự đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đơn vị mình có hoàn thành xuất sắc đâu mà mình hoàn thành xuất sắc. Nhưng anh em nói nếu thủ trưởng không tự xếp loại như vậy thì mọi người ở dưới làm sao hoàn thành xuất sắc được. Tư tưởng còn nể nang là ở chỗ này".

Ông Tân cho hay, tới đây Bộ này sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định mới thay thế quy định hiện tại theo hướng "đánh giá ngang, dọc, đa chiều bằng chất lượng cụ thể". Với từng đơn vị, địa phương, ông cho rằng "phải chấn chỉnh, tránh tình trạng đánh giá cán bộ mà không tìm ra được người để tinh giản biên chế".

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Ngọc Thắng

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Ngọc Thắng

Đại biểu Hà Thị Lan nêu chất vấn về đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, "gần 4 năm Bộ Nội vụ chưa có văn bản, thông tư hướng dẫn?". 

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân "xin nhận khuyết điểm trước Thủ tướng, Quốc hội" về nội dung trên. Theo ông, quy định chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được Thủ tướng ban hành từ tháng 3/2016, nhưng đến nay Bộ chưa hoàn thiện việc hướng dẫn cụ thể. 

"Tôi sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng và nhận trách nhiệm về việc này. Đây là thiếu sót của Bộ Nội vụ, trong đó có trách nhiệm của Bộ trưởng", ông nói.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu. Ảnh: Ngọc Thắng

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu. Ảnh: Ngọc Thắng

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho biết có bao nhiêu bộ, ngành chưa giảm được biên chế và tinh gọn tổ chức, bộ máy? "Bộ Nội vụ đã giảm bao nhiêu đầu mối và bao nhiêu biên chế?", ông Cầu chất vấn.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, ông sẽ gửi văn bản cho đại biểu nêu rõ số lượng tinh giản của từng bộ. Riêng Bộ Nội vụ đã giảm từ 24 đơn vị trực thuộc xuống còn 23 đơn vị; giải thể trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ cũng giảm 14 phòng, hiện không có vụ nào còn phòng; giàm 19 đơn vị trực thuộc bên trong, giảm 3 đơn vị đào tạo...

Về biên chế, Bộ Nội vụ được giao năm 2015 là 639 người, đến nay đã giảm 76 biên chế, trên 10%. Mục tiêu chung đến 2021 các cơ quan chỉ cần giảm 10% nhưng Bộ Nội vụ đăng ký giảm 15%.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng thông tin, Bộ Nội vụ là đơn vị đầu tiên trả lại trụ sở cũ (phố Nguyễn Bỉnh Khiêm) sau khi xây dựng đơn vị mới từ năm 2017.

Ông Nguyễn Hữu Cầu cũng về chất vấn về tình trạng "tham nhũng vặt", "Bộ trưởng có đề xuất gì mạnh tay hơn để khắc phục tình trạng này?".

Ông Lê Vĩnh Tân nói Chính phủ chỉ đạo quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng. Thủ tướng giao Bộ trưởng Nội vụ làm tổ trưởng tổ kiểm tra công vụ đi xuống các địa phương và đây là một trong 5 nội dung kiểm tra của tổ công tác.

"Tham nhũng vặt ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; cái nhũng nhiễu này tuy nhỏ, nhưng nhiều lỗ nhỏ thì sẽ thành một lỗ lớn, rất nguy hiểm", ông Tân nói thêm.

Theo ông, thời gian qua Chính phủ đã ban hành đề án văn hoá công vụ, phát động xây dựng văn hoá công sở theo hướng "làm sao để cán bộ, công chức thực sự là công bộc, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. "Tinh thần này đã được thổi lên, như cơ quan Bộ Nội vụ, có khi anh em làm việc đến 11h đêm", ông nói và đề nghị thay đổi chính sách thù lao trong lao động, cải thiện chế độ lương, thưởng.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đứng lên tranh luận, đề nghị Bộ trưởng trả lời về việc công chức, viên chức nhũng nhiễu nhưng không bị đưa ra khỏi ngành và Luật cán bộ, công chức chưa có giải pháp hữu hiệu. "Vậy trong sửa đổi luật lần này, Bộ trưởng có giải pháp gì hay không?", ông Cầu nói.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân ghi nhận ý kiến của đại biểu Cầu để sắp tới sẽ đưa ra những cơ chế ngăn chặn "tham nhũng vặt".

Đại biểu Võ Thị Như Hoa. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Đại biểu Võ Thị Như Hoa. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Đại biểu Võ Thị Như Hoa nêu thực trạng, một chuyên viên từ khi được tuyển dụng đến lúc quy hoạch, bổ nhiệm vào chức vụ Phó giám đốc, Giám đốc Sở phải tham gia rất nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, như: Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; lý luận chính trị trung cấp, cao cấp...

"Chính sách đào tạo, bồi dưỡng phân tán, trùng lặp như hiện nay có phải để nuôi các cơ sở đào tạo? Hơn nữa, nội dung bồi dưỡng chưa thiết thực, chưa gắn với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Bộ trưởng có giải pháp gì", bà Hoa chất vấn.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, văn bằng, chứng chỉ đó tuân thủ theo quy định của Đảng và Nhà nước; Bộ Nội vụ, Ban tổ chức Trung ương không tự đặt ra tiêu chuẩn gì. Tuy nhiên, chứng chỉ nào thi, chứng chỉ nào học sau khi bổ nhiệm, chứng chỉ nào phải có trước khi bổ nhiệm... là vấn đề phải bàn.

Ông đồng ý không nên "dồn tất cả yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ khi đề bạt, bổ nhiệm"; cần phân ra điều kiện đủ để bổ nhiệm và điều kiện cần để bồi dưỡng sau khi nhận nhiệm vụ. "Chúng tôi sẽ nghiên cứu để giảm tối đa thủ tục", Bộ trưởng Nội vụ nói.

Hoàng Thuỳ - Viết Tuân - Anh Minh

About Hoàng Anh

Hoàng Anh
Recommended Posts ×

0 nhận xét:

Post a Comment

Mua Hang Gia Re / Cho Dien Tu / Mua Hang Online Uy Tin / Sim So Dep / Mua Hang Online / Dung Cu Cat / Dung Cu Cat Gia Re / Ban Buon Dung Cu Cat / Hoc Cat Toc / Dang Rao Vat / Dien dan Rao Vat / Trang Rao Vat / Day Noi Mi / Rao Vat Cho Tot / Quang Cao Rao Vat / Camera Quan Sat / Cac Website Rao Vat / My Pham Nganh Toc / Phu Kien Nganh Toc / Phuong Phap Tap Gym / Kiem Tien Tren Mang / Trung Tam Day Nghe Toc / VPS Gia Sieu Re / VPS Gia Sieu 10K / Thiet Ke Web Gia Re / Bat Dong San