latest Post

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề xuất 'dành ghế' ở Quốc hội cho đại biểu chuyên trách

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường cho rằng Quốc hội nên tăng số lượng đại biểu chuyên trách thay vì cơ cấu nhiều đại biểu là bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh như hiện nay.

Sáng 29/10, thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội, nhiều đại biểu quan tâm đến quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng luật hiện hành đã quy định tỷ lệ trên "ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội". Quy định như vậy không hạn chế việc có thể bố trí số đại biểu hoạt động chuyên trách nhiều hơn tỷ lệ nói trên, nên Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nguyên. 

"Tỷ lệ cụ thể đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ được xác định trong đề án bầu cử gắn với từng nhiệm kỳ, để bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nguồn nhân sự thực tế", ông Phúc nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, đa số thành viên Uỷ ban này đồng tình với Thường vụ Quốc hội về tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách; nhưng cũng có người đề nghị sửa đổi theo hướng quy định tỷ lệ tối thiểu với con số cụ thể ở mức cao hơn 35% "để có cơ sở phấn đấu, quy hoạch, bố trí cán bộ".

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Ngọc Thắng

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Ngọc Thắng

Là Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, đại biểu Trần Hồng Hà chia sẻ những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ đại diện cho người dân. Ông nói, Bộ trưởng chịu trách nhiệm quản lý ngành và lĩnh vực, nhưng thực tế các Bộ phân cấp cho địa phương rất lớn. Vì vậy, đôi khi trên nghị trường đại biểu đưa ra những câu hỏi mà Bộ trưởng không nắm được để trả lời, bị nhân dân phê bình, "trong khi thực tế thẩm quyền đó đã phân cấp cho địa phương".

Từ thực tế trên, ông Hà nêu băn khoăn, "phải chăng cứ Bộ trưởng, Chủ tịch UBND là đại biểu Quốc hội hay không?". "Chúng tôi muốn chuyển phần này sang để Quốc hội không tăng tổng số đại biểu, nhưng tăng số lượng đại biểu chuyên trách, nhất là những đại biểu có kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý và xây dựng pháp luật", ông Hà nói.

Nhấn mạnh thêm việc tăng đại biểu chuyên trách là cần thiết, ông Hà cho rằng sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội lần này "phải nhìn nhận lại vấn đề nêu trên". Dẫn kinh nghiệm nghị viện các nước trên thế giới "chất vấn Bộ trưởng bất cứ lúc nào chứ không phải đợi tới kỳ họp", ông Hà nói Quốc hội Việt Nam cũng có quyền yêu cầu không chỉ Bộ trưởng mà còn cả chủ tịch UBND các địa phương trả lời chất vấn, giải trình.

"Nếu thay đổi cách làm như vậy và quy định trong Luật thì tôi nghĩ đây là bước thay đổi hoạt động của chúng ta, vừa hiệu quả, thiết thực và phù hợp hơn với vị trí, chức năng", ông Hà nói thêm.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Chủ tịch Hội cựu Chiến binh Việt Nam, đại biểu Nguyễn Văn Được cũng chia sẻ những khó khăn khi công việc ở Hội chiếm quá nhiều thời gian. "Với tổ chức của chúng tôi, các cơ quan nhà nước có cuộc họp gì cũng phải đi nên nhiều khi công văn, giấy tờ chưa kịp nghiên cứu. Cần phải tăng đại biểu chuyên trách từ 35 lên 40% hoặc hơn nữa để phục vụ nghiên cứu sâu khi xây dựng pháp luật", ông Đước nói.

Đề cập đến việc từng có đại biểu cả kỳ họp không tham gia ý kiến nào, ông Được phân tích, có những vị lãnh đạo "đã phát biểu ở họp Bộ Chính trị và họp Trung ương rồi thì ra Quốc hội không thể nói khác, không phát biểu cũng được", nhưng ông quan sát thấy "nhiều lãnh đạo cấp tỉnh không ai nói gì, chỉ có đại biểu chuyên trách nói". 

"Không phát biểu là không chính kiến, thế thì làm sao mà đại biểu Quốc hội mạnh được", ông Được băn khoăn.

Chung ý kiến, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị tăng số lượng đại biểu chuyên trách, giảm bớt số lượng đại biểu thuộc khối hành pháp trong Quốc hội. "Số lượng đại biểu kiêm nhiệm hiện quá nhiều, không cần thiết, gây sự khó khăn khi họ phải đội 2 mũ, vừa hành pháp, vừa lập pháp. Nên đưa một số công chức về hưu, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng vào Quốc hội vì đây là những người có kinh nghiệm", ông nói.

Luật Tổ chức Quốc hội được ban hành năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Đây là lần đầu tiên dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này trình xin ý kiến Quốc hội.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội bổ sung quy định tiêu chuẩn về quốc tịch đối với đại biểu. Theo đó, "đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam", nhằm bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn.

Hoàng Thuỳ - Minh Anh

About Hoàng Anh

Hoàng Anh
Recommended Posts ×

0 nhận xét:

Post a Comment

Mua Hang Gia Re / Cho Dien Tu / Mua Hang Online Uy Tin / Sim So Dep / Mua Hang Online / Dung Cu Cat / Dung Cu Cat Gia Re / Ban Buon Dung Cu Cat / Hoc Cat Toc / Dang Rao Vat / Dien dan Rao Vat / Trang Rao Vat / Day Noi Mi / Rao Vat Cho Tot / Quang Cao Rao Vat / Camera Quan Sat / Cac Website Rao Vat / My Pham Nganh Toc / Phu Kien Nganh Toc / Phuong Phap Tap Gym / Kiem Tien Tren Mang / Trung Tam Day Nghe Toc / VPS Gia Sieu Re / VPS Gia Sieu 10K / Thiet Ke Web Gia Re / Bat Dong San