latest Post

Biển Đông xuất hiện hai áp thấp nhiệt đới

Sớm 2/9, vùng thấp giữa biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và được dự báo nhập vào cơn áp thấp hình thành trước đó.

Cơn áp thấp nhiệt đới (áp thấp gần bờ) hình thành ngay sau bão Podul (bão số 4) sau hai ngày vẫn giữ nguyên hướng đi, tốc độ di chuyển và cấp độ gió.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, lúc 7 giờ ngày 2/9, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Hải Nam khoảng 70km về phía Đông với sức gió mạnh nhất 60km/giờ (cấp 7). Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới gần bờ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. 

Vị trí và dự báo đường đi của hai áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Nguồn: NCHMF.

Vị trí và dự báo đường đi của hai áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia

Trên biển Đông cũng xuất hiện thêm áp thấp nhiệt đới từ sớm 2/9. Dự báo áp thấp nhiệt đới này sẽ nhập vào áp thấp nhiệt đới hình thành hai ngày trước trong 48 giờ tới.

Ngoài ra, một vùng thấp phía ngoài Philippines đang có xu hướng mạnh lên.

Dự báo này khá tương đồng với Trung tâm cảnh báo bão trên Thái Bình Dương của hải quân Mỹ (JTCW). Lúc 10h ngày 2/9 (theo giờ Hà Nội), Trung tâm này cho biết có hai áp thấp nhiệt đới và một vùng thấp đang hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương có khả năng ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam.

Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo, áp thấp nhiệt đới hình thành hai ngày trước trên Biển Đông ít thay đổi cả về hướng đi và cường độ. Tuy nhiên, vùng thấp phía ngoài Philippines sẽ mạnh lên thành bão (tên quốc tế là Ling Ling) và di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20 km, sức gió mạnh nhất khoảng 75 km/h. Theo dự báo hướng di chuyển này, cơn bão ít khả năng đi vào Biển Đông và ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam.

Đài Hong Kong thu hẹp vùng ảnh hưởng của áp thấp đối với thời tiết các tỉnh miền Trung. 

Đài Hong Kong thu hẹp vùng ảnh hưởng của áp thấp đối với thời tiết các tỉnh miền Trung. 

Đài Hong Kong vẫn giữ nguyên dự báo về hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới như bản tin lúc 0h ngày 2/9. Trong bản tin mới nhất lúc 10h, đài này dự báo vùng ảnh hưởng đối với các tỉnh miền Trung của Việt Nam thu hẹp lại, chủ yếu gây mưa vừa ở các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Đà Nẵng. 

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn áp thấp nhiệt đới hình thành sớm 2/9 đang di chuyển hướng Bắc sau đó là Tây Bắc. Dự kiến trong 48h tới sẽ sáp nhập vào áp thấp gần bờ khi áp thấp nhiệt đới gần bờ này quay trở ra. Dự báo khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây nguyên sẽ có mưa lớn. Mưa lớn tập trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam với tổng lượng mưa cả đợt (từ ngày 2 đến 6/9) từ 300 – 500mm.

Nghệ An đã cấm biển từ 21h00 ngày 1/9. Các địa phương khác đang triển khai các biện pháp ứng phó.

Đến 6h ngày 2/9, Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho hơn 70.000 tàu thuyền biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Dự báo mùa mưa bão năm 2019 có 9-11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở biển Đông, trong đó 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

Võ Hải

About Hoàng Anh

Hoàng Anh
Recommended Posts ×

0 nhận xét:

Post a Comment